
Chỉ mới hơn 100 ngày kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức quay trở lại Nhà Trắng, nhưng thị trường đã kịp cảm nhận được những thay đổi rõ rệt.
Loạt động thái ban đầu của chính quyền Trump đang định hình rõ rệt cho giai đoạn tiếp theo của nền kinh tế Mỹ, tiêu biểu có thể kể đến như mức thuế quan mới, nỗi lo ngại về vấn đề lạm phát, cũng như sự thay đổi trong niềm tin kinh doanh và kỳ vọng kinh tế trong cộng đồng đầu tư.
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng đi sâu vào phân tích các tín hiệu thực sự đến từ thị trường, trong đó bao gồm: tác động của thuế quan đối với lạm phát, sự thay đổi trong niềm tin kinh doanh và nỗi lo đang ngày càng gia tăng về tình trạng thất nghiệp.
Sau đây là những điều mà các nhà giao dịch và nhà đầu tư cần chú ý trong thời gian sắp tới.
Tác Động Của Thuế Quan Lên Lạm Phát
Vậy thì, một trong những tín hiệu rõ ràng nhất được thể hiện trong nhiệm kỳ 100 ngày đầu tiên của Trump là gì? Có thể nhận thấy, ngay tại thời điểm này, mức lạm phát dự kiến vẫn còn đang ở mức cao.
Hãy cùng quan sát biểu đồ dưới đây từ Đại học Michigan:

Sau khi Trump tăng mức thuế đối ứng vào ngày 2 tháng 4, mức lạm phát dự kiến bỗng nhiên tăng vọt và chạm tới mức cao nhất kể từ đầu năm 2023. Ngay cả khi đã tạm dừng áp thuế một phần vào ngày 9 tháng 4, thì mức lạm phát dự kiến vẫn còn ở mức cao. Điều này cho thấy rằng một khi nỗi sợ liên quan đến lạm phát xuất hiện, chúng sẽ không biến mất chỉ trong một đêm.
Cần Lưu Ý:
Ngay cả khi thuế quan đã chững lại, thì thiệt hại mà nó gây ra cho tâm lý nhà đầu tư cũng đã xảy ra. Lúc này, người tiêu dùng và doanh nghiệp đều đang chuẩn bị cho những mức giá cao hơn.
Sự Tự Tin Đang Dần Suy Giảm Giữa Các Nhà Điều Hành Doanh Nghiệp
Trong bối cảnh ấy, không chỉ người tiêu dùng cần điều chỉnh hành vi mua sắm của mình, mà các CEO cũng đang cảm nhận sức nóng từ chính sách của Trump.
Trong biểu đồ dưới đây về Chỉ Số Niềm Tin Của CEO, chúng ta hãy cùng theo dõi cách thức mà các nhà điều hành doanh nghiệp nhìn nhận nền kinh tế trong vòng một năm sắp tới.

Hãy chú ý đến mức giảm mạnh gần đây xuống mốc 5 – một trong những mức thấp nhất trong thập kỷ vừa qua.
Tại sao chỉ số trên lại đóng vai trò quan trọng đến vậy? Nói một cách đơn giản, CEO là những người “cầm trịch” doanh nghiệp, và là nhân tố tiên quyết đưa ra quyết định cho các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, đầu tư, hoặc mở rộng thị trường. Như vậy, một khi sự tự tin của họ giảm sút, thì nó là dấu hiệu cho thấy kinh tế có khả năng chững lại trong tương lai.
Tại sao điều này lại quan trọng đối với các nhà giao dịch?
Chỉ số niềm tin suy giảm đối với CEO thường dẫn đến các hướng dẫn thu nhập thận trọng và khả năng chi vốn của doanh nghiệp yếu hơn mức bình thường. Bên cạnh đó, các hoạt động liên quan đến tuyển dụng có thể sẽ được cắt giảm bớt, và tạo thêm nhiều áp lực lên thị trường chứng khoán, đặc biệt là trong các mảng gắn liền với đầu tư kinh doanh.
Nỗi Lo Về Khả Năng Tăng Tỷ Lệ Thất Nghiệp Đang Ngày Càng Hiện Rõ
Một dấu hiệu cảnh báo mà các nhà đầu tư cũng không thể nào bỏ qua trong lúc này, khi nhiều người Mỹ có khả năng thất nghiệp trong vòng 12 tháng tới.

Kể từ đầu năm 2024, sự gia tăng về tỷ lệ thất nghiệp dự kiến đã thể hiện ngày càng rõ rệt, khi chạm đến mức chưa từng thấy kể từ cuộc đại khủng hoảng tài chính 2008-2009.
Theo truyền thống, những đợt tăng đột biến như vậy có xu hướng xảy ra trước các giai đoạn căng thẳng kinh tế, đôi khi là suy thoái, hoặc các đợt chậm tăng trưởng mạnh mẽ.
Từ đó suy ra:
- Nỗi lo về lạm phát vẫn còn dai dẳng.
- Niềm tin kinh doanh đang suy giảm.
- Và người lao động đang chuẩn bị cho tình trạng mất việc làm.
Đó không hẳn là công thức cho khả năng mở rộng thị trường trong tương lai.
Điều Gì Đã Thúc Đẩy Những Xu Hướng Này?
Câu trả lời tuy đơn giản nhưng nhà đầu tư cần đặc biệt quan tâm: sự bất ổn về chính sách.
Trên thực tế, những động thái ban đầu của Trump, đặc biệt là xoay quanh thuế quan và thương mại, đã khơi dậy lại nỗi sợ hãi xưa cũ trên thị trường:
- Thuế quan cao hơn = chi phí đầu vào cao hơn cho doanh nghiệp = chuyển sang người tiêu dùng = lạm phát.
- Chiến tranh thương mại = biên lợi nhuận doanh nghiệp thấp hơn + tăng trưởng toàn cầu chậm hơn.
- Việc bãi bỏ các quy định và đề xuất thuế mạnh mẽ có thể tạo ra sự phấn khích trong ngắn hạn, nhưng có thể khiến thị trường nghi ngờ về sự ổn định trong trung hạn.
Thị trường vốn không ngại thay đổi; nhưng sẽ chẳng mấy vui vẻ với sự bất ổn.
Và trùng hợp thay, 100 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của Trump đã thêm rất nhiều “gia vị” bất ổn vào một bối cảnh được đánh giá là phức tạp ngay từ đầu.
Các Ngành Hàng Cần Theo Dõi
Trong môi trường hiện tại, không phải tất cả các lĩnh vực đều chịu ảnh hưởng tương đương. Dựa trên các tín hiệu hiện tại, thì:
- Công Nghiệp và Vật Liệu: Rất nhạy cảm với thuế quan và xu hướng tăng trưởng toàn cầu. Dự kiến sẽ có sự biến động.
- Công Nghệ: Về cơ bản thì vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng hãy theo dõi các tác động nếu nỗi e ngại về suy thoái gia tăng.
- Hàng Tiêu Dùng Thiết Yếu: Được ghi nhận là có sự tăng trưởng vượt trội trong lịch sử, khi các nhà đầu tư đang tìm kiếm cho mình sự an toàn.
- Tài Chính: Nhạy cảm với chính sách của Fed. Nếu mức tăng trưởng dự kiến giảm, thì khả năng tăng lãi suất cũng giảm và tương lai của ngành này cũng chịu số phận tương tự.
Lúc này, hãy nhớ rằng, các ngành đều dịch chuyển theo một động lực nhất định nào đó. Chúng sẽ tăng hoặc giảm theo các lực lượng vĩ mô và ngay lúc này, các lực lượng đó đang dần thay đổi.
Nên Kỳ Vọng Gì Tiếp Theo?
Nhìn chung, nhiệm kỳ 100 ngày đầu tiên của Trump đã “đổ thêm dầu vào lửa” cho những lo ngại vốn đang âm ỉ về lạm phát, bất ổn thương mại và tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Các biểu đồ trên đã cho chúng ta thấy một câu chuyện đơn giản:
- Kỳ vọng lạm phát vẫn ở mức cao.
- Các nhà điều hành doanh nghiệp đang trở nên thận trọng hơn.
- Người lao động được dự đoán là phải đương đầu với nhiều thách thức hơn trong thời gian tới.
Liệu những nỗi sợ hãi này có leo thang và trở thành suy thoái thực sự hay không? Điều này sẽ còn phụ thuộc vào loạt động thái tiếp theo từ Trump, Fed và từ chính những người tiêu dùng.
Đối với các nhà giao dịch và nhà đầu tư, dưới đây là lộ trình mà bạn nên tiến bước:
- Hãy duy trì sự linh hoạt cần thiết.
- Đừng chịu tác động bởi nhiễu thị trường, mà hãy quan sát dữ liệu thực tế.
- Và hãy nhớ rằng: Khi sự bất ổn gia tăng, thì cơ hội cũng rộng mở và rủi ro cũng có thể đang chờ đón.
“Thị trường được tạo nên từ sự tham lam và nỗi sợ hãi.
Bí quyết để sống sót là, đừng để bản thân bị kẹt ở giữa những thái cực”.
Tuyên Bố Rủi Ro
Chứng Khoán, Hợp Đồng Tương Lai, CFDs và những sản phẩm tài chính khác tiềm ẩn rủi ro cao bởi sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn.
Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây.
Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm
Thông tin trong bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung và không nên được xem là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc lời mời chào mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Bài viết không xem xét mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính cụ thể của bất kỳ độc giả nào. Hiệu suất trong quá khứ của một sản phẩm không phải là chỉ số đáng tin cậy về hiệu suất của nó trong tương lai. Doo Prime và các chi nhánh của công ty không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào về tính chính xác hoặc đầy đủ của thông tin được cung cấp và không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh do việc sử dụng thông tin hay từ bất kỳ khoản đầu tư nào được thực hiện dựa trên thông tin nói trên.
Không nên dựa vào nội dung bên trên để thay thế cho phán đoán độc lập của chính bạn. Bạn nên cân nhắc tính phù hợp của thông tin này liên quan xét đến hoàn cảnh cá nhân của mình trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào. Thị trường luôn có rủi ro và bạn nên thận trọng khi đầu tư.